Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là gì

Huấn luyện an toàn, vệ sinh  lao động theo  Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/05/2016 và Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ban hành ngày 08/10/2018 công tác huấn luyện an toàn lao động được chia làm 6 nhóm đối tượng chính: nhóm 1,2,3,4,5,6.

I. Khái niệm huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

  • An toàn lao đông, vệ sinh lao động  là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức quản lý, kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho con người trong lao động.
  • An toàn lao động, vệ sinh lao động ra đời và phát triển cùng với quá trình phát triển sản xuất, vì yêu cầu tất yếu khách quan phải bảo vệ tính mạng, sức khoẻ người lao động – yếu tố chủ yếu và năng động nhất của lực lượng sản xuất xã hội. Trình độ phát triển của an toàn,vệ sinh lao động phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế, khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển xã hội của mỗi quốc gia.

Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là gì

II. Đối tượng tham gia khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

1. Huấn luyện nhóm 1

  • Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

2. Huấn luyện nhóm 2

  •  Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác Điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động;
  • Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

3. Huấn luyện nhóm 3

  • Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
  • Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.

4. Huấn luyện nhóm 4

  • Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
  • Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

5. Huấn luyện nhóm 5:

  • Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;
  • Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động: Yếu tố có hại tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc; các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống; cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp; tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu; phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc; an toàn thực phẩm; quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động; nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc; kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động; phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc; lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

6. Huấn luyện nhóm 6:

  • Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.

Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là gì

III. Vì sao cần phải huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động

  • Giúp cho doanh nghiệp hạn chế thương tật xảy ra trong quá trình làm việc.
  • Giảm chi phí y tế.
  • Giảm chi phí quản lý.
  • Nhân viên yên tâm hoàn thành tốt công viêc.
  • Danh tiếng doanh nghiệp được nhiều người biết đến.
  • Doanh thu doanh nghiệp tăng.

Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là gì

IV. Lợi ích khi tham gia khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

  • Để đảm bảo doanh nghiệp của bạn hoạt động đúng chuẩn pháp luật, doanh nghiệp cần phải tuân thủ cho tất cả người lao động trong doanh nghiệp đều được huấn luyện các khóa huấn luyện tương ứng với vị trí công việc.
  • Những học viên tham gia khóa huấn luyện an toàn,vệ sinh lao động sẽ được cấp thẻ, chứng nhận an toàn lao động. Qua khóa huấn luyện đảm bảo an toàn, giảm thiểu tối đa những tình huống rủi ro xảy ra trong quá trình làm việc.
  • Giáo viên là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và giảng dạy
  • Hỗ trợ tư vấn trước và sau khóa học miễn phí, nhiệt tình, trách nhiệm
  • Có những khóa học thiết kế riêng theo yêu cầu của từng doanh nghiệp
  • Những đơn vị, doanh nghiệp có nhiều lao động tham gia khóa học sẽ có giá ưu đãi đặc biệt.
  • Người tham gia không phải đóng thêm bất cứ chi phí phát sinh nào trong quá trình học. Học phí đã bao gồm tài liệu và chứng chỉ.

V. Đơn vị đào tạo huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động

CÔNG TY TNHH HUẤN LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN VIỆT NAM

VPĐD: 63/21c Đường số 9, P. Trường Thọ, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

ĐT: 0907 468 569 – 0911.545.538

Email: [email protected]

Website: https://huanluyenantoan.org

Nhận xét bài viết!

0907 468 569