Đối với nhiều công ty sản xuất thì việc đánh giá mức độ rủi ro sức khỏe nghề nghiệp là rất quan trọng, thường sẽ được đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 18001:2007. được viết tắt là OHSAS. Trong bài viết này, hãy cùng huấn luyện an toàn tìm hiểu về đánh giá rủi ro sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn này nhé!
Nội dung bài viết
Tiêu chuẩn ISO 18001:2007 là gì
- Đây là tiêu chuẩn yêu cầu để đánh giá trong quá trình quản lý sức khỏe của người lao động. Được phát triển và hình thành bởi rất nhiều các chuyên gia về an toàn và sức khỏe từ khắp nơi trên thế giới cùng nhau hợp tác và đưa ra bảng tiêu chuẩn này. Và nó cũng được đồng thuần và đạt các tiêu chuẩn an toàn của quốc tế do Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ công nhận
- Ra đời vào tháng 1/7/2007, đây là tiêu chuẩn có thể giúp các đơn vị có thể tham gia tăng cường được rất nhiều chương trình về sức khỏe và an toàn, từ đó giúp làm giảm các chấn thương cũng như tai nạn lao động trong quá trình làm việc
- Tiêu chuẩn ISO này đòi hỏi các nhà quản lý đứng đầu của công ty cũng phải tham gia sau đó giao việc cho các cấp phía dưới. Kết hợp với công nhân duy trì và quản lý đánh giá một cách thường xuyên. Cùng với đó, tiêu chuẩn này cũng yêu cầu các đơn vị phải xem xét cả khả năng rủi ro đến từ địa điểm làm việc.
- Các con số tiêu chuẩn của chương trình sẽ giúp hiệu suất quản lý rủi ro của các nhà lãnh đạo được nâng cao hơn. Và có thể áp dụng chương trình này cho tất cả các loại hình quy mô doanh nghiệp khác nhau.
Vì sao phải thực hiện đánh giá rủi ro sức khỏe nghề nghiệp
Mục đích của việc thực hiện đánh giá rủi ro sức khỏe nghề nghiệp là để đánh giá các sự nguy hiểm có thể xảy ra trong suốt quá trình hoạt động của các công ty hay phân xưởng sản xuất. Và bảo đảm nó đã được đánh giá và kiểm soát một cách ưu tiên để loại bỏ hoặc giảm thiểu tối đa các rủi ro này có thể xảy ra
Bên cạnh đó, đây còn là một yêu cầu pháp lý. Và giúp cung cấp thông tin và hướng dẫn theo một cách rõ ràng cho những người lao động. Để họ có thể biết cách giữ an toàn cho chính bản thân mình
Nhận dạng mối nguy hiểm
Xem xét các mối nguy và đánh giá rủi ro của các mối nguy đó trong quá trình hoạt động sản xuất. Bao gồm cả việc xem xét trong các điều kiện thường và điều kiện khẩn cấp với thời gian thường xuyên. Điều này cần phải được xác định từ nhiều nguồn có thể gây nên nguy hiểm đến sức khỏe nghề nghiệp của người lao động như:
- Các nguồn từ thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất
- Các tình huống có thể phát sinh các mối nguy như làm việc trên cao đột xuất, không gian làm việc hạn chế
- Một vài các hành vi xử lý công việc theo phương pháp thủ công
- Việc tiếp xúc với các loại hóa chất trong quá trình làm có thể bị hít phải, hoặc không may nuốt phải
- Tiếp xúc với các chế phẩm sinh học có thể là các chất gây tình trạng dị ứng hoặc các mầm gây bệnh
Xem thêm: 5 quy tắc làm việc căn bản với an toàn lao động
Đánh giá các rủi ro
Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu các rủi ro có thể xảy đến liên quan tới công việc sản xuất hàng ngày, được chỉ ra một cách cụ thể. Phân tích và đưa ra các biện pháp hạn chế một tối ưu nhất để tránh các trường hợp xảy ra ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của con người.
– Rủi ro khi đánh được chia làm 3 loại
- Rủi ro được đánh giá ở mức cao
- Rủi ro được đánh giá ở mức trung bình
- Rủi ro được đánh giá ở mức thấp
-Thời điểm cho việc thực hiện đánh giá rủi ro sẽ là bất cứ lúc nào, bởi hàng ngày trong công việc, có thể có rất nhiều rủi ro có thể xảy đến gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghề nghiệp
-Người tham gia để có thể đánh giá rủi ro cần phải là những người có kinh nghiệm nắm chắc được các nguyên tắc cũng như trình tự đánh giá. Một bản đánh giá rủi ro thì nên được chuẩn bị bởi 3-5 người để đảm bảo được các yếu tố khách quan và đa dạng kiến thức về các công việc của đơn vị.
Các bước để đánh giá rủi ro sức khỏe nghề nghiệp sẽ được tiến hành như thế nào
1.Chia công việc thành các bước nhỏ để tiến hành theo trình tự
Việc chia và lên kế hoạch từng việc sẽ giúp cho việc đánh giá sẽ được tối ưu đều các rủi ro, tránh nhầm lẫn sai sót
2. Nhận diện các mối nguy hiểm và xác định mức độ rủi ro
- Ở bước này sẽ bao gồm các công việc sau:
- Nhận diện và phân loại các mối nguy như về vật chất, đạo đức, tinh thần
- Xem mức độ nguy hiểm của các mối nguy như thế nào
- Tần suất nguy hiểm của các mối nguy ra sao
- Nhận định mức độ rủi ro việc này sẽ được tính dựa theo công thức: Rủi ro = Mức độ nguy hiểm x Tần suất có thể xảy ra
3.Thực hiện tiến trình đánh giá các rủi ro xảy ra
4.Đánh giá xác suất của rủi ro bằng tính nghiêm trọng của hậu quả x xác suất xảy ra
5. Lập bản đánh giá rủi ro
- Đưa ra được tần suất , tính nghiêm trọng của các rủi ro của từng công việc, thời gian, địa điểm có thể xay ra ảnh hưởng tới sức khỏe nghề nghiệp
- Mức độ của những tác động này ra sao, tính nghiêm trọng ở mức độ nào
- Biện pháp kiểm soát và hạn chế
Hy vọng với bài viết này Huấn luyện an toàn đã giúp bạn có thêm thông tin về Đánh giá rủi ro sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn
Xem thêm: Kiểm định an toàn
Nhận xét bài viết!