Hiểu đúng để thực hiện: An toàn lao động là gì? Mục đích của an toàn lao động

Người lao động là bộ phận trực tiếp tham gia quá trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm, công trình… và mang lại giá trị cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Làm thế nào để tăng năng suất lao động mà vẫn thực hiện các phúc lợi và đảm bảo quyền lợi cho người lao động luôn là bài toán phức tạp dành cho những nhà sản xuất. Trong số đó, vấn đề an toàn lao động luôn là mối quan tâm hàng đầu. Vậy an toàn lao động là gì? Mục đích của an toàn lao động ra sao? Hãy cùng An Toàn Việt Nam tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

An toàn lao động là gì?

An toàn lao động là gì?
An toàn lao động là gì?

Có lẽ chúng ta đã không còn xa lạ gì với khái niệm an toàn lao động song trên thực tế, không nhiều người nắm bắt được nội dung chính xác của khái niệm này. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, an toàn lao động được hiểu như sau: “An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.”.

Hiểu một cách đơn giản thì an toàn lao động được định nghĩa bởi việc đảm bảo, bảo vệ người lao động khỏi các tác nhân gây nguy hiểm trong môi trường là việc, giảm thiểu tối đa những rủi ro tai nạn. 

Để làm được điều này, chủ doanh nghiệp cần đảm bảo trang bị những trang thiết bị đạt tiêu chuẩn công nghệ cao, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho người lao động.

Xem thêm: 08 nguyên tắc an toàn lao động ai cũng nên nhớ

Mục đích của an toàn lao động

Mục đích của an toàn lao động
Mục đích của an toàn lao động

Theo cơ sở Pháp luật

Cũng trong nội dung của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, đảm bảo an toàn lao động được nêu lên với những ý nghĩa quan trọng như sau:

  • Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
  • Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
  • Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.

 

Đây đều là những ý nghĩa rất quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn là vấn đề nhân quyền của con người trong một xã hội hiện đại, bình đẳng. 

Đảm bảo quyền lợi của người lao động

Đảm bảo quyền lợi của người lao động
Đảm bảo quyền lợi của người lao động

Như đã nói ở trên, người lao động là lực lượng trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nên việc đảm bảo an toàn lao động không chỉ đơn thuần là tuân thủ pháp luật mà còn ảnh hưởng ngay đến năng suất, chất lượng làm việc của doanh nghiệp. Một người lao động khỏe mạnh, được đảm bảo về cả thể chất và tinh thần khi làm sẽ mang đến hiệu quả công việc tối ưu nhất. 

Không những thế, an toàn lao động còn là vấn đề liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng đến cả tình hình kinh tế xã hội của một quốc gia. Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đồng nghĩa với giảm thiểu tai nạn lao động, ổn định tình hình xã hội và hướng tới một nền kinh tế an toàn, phát triển bền vững và toàn diện. 

Nghĩa vụ của doanh nghiệp và quyền lợi của người lao động trước việc đảm bảo an toàn lao động

Về phía doanh nghiệp

Phần nghĩa vụ này đã được quy định rất rõ ràng tại Khoản 2, Điều 7 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Về cơ bản, doanh nghiệp sử dụng lao động có trách nghiệm xây dựng và đảm bảo một môi trường làm việc thuộc phạm vi quản lý của mình thật lành mạnh, đóng góp các loại bảo hiểm cho người lao động, tổ chức huấn luyện về an toàn cho nhân công và thực hiện các nghĩa vụ đảm bảo về cả thể chất và tinh thần lao động của nhân công. 

Về phía lao động

Về phía lao động
Về phía lao động

Quyền lợi của người lao động ở mỗi công ty, mỗi vị trí sẽ khác nhau và điều này được quyết định tại hợp đồng lao động. Trong đó, người lao động có các quyền lợi cơ bản như được người sử dụng lao động đảm bảo các hạng mục an toàn từ môi trường, trang thiết bị cho tới bảo hộ thân thể.

Bên cạnh đó, người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình (có báo cáo rõ ràng). 

Và trên đây là bài viết về vấn đề an toàn lao động và mục đích của an toàn lao động trong đời sống ngày nay. Đừng quên, tại An Toàn Việt Nam, chúng tôi cung cấp các khóa huấn luyện an toàn lao động toàn diện cho từng nhóm riêng biệt, hướng tới một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh. Nếu thấy bài viết này giúp ích cho bạn, hãy tiếp tục theo dõi huanluyenantoan.org, chúng tôi sẽ còn trở lại với nhiều thông tin bổ ích hơn nữa. 

Xem thêm: Huấn luyện an toàn lao động

 

Nhận xét bài viết!

0907 468 569