Việc kiểm tra hay đo đạc thường xuyên môi trường làm việc của những ngành nghề tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động chính là hoạt động quan trắc môi trường lao động. Mục đích của loại hình này nhằm quản lý môi trường lao động và giảm thiểu tác hại nghề nghiệp bằng cách trang bị phương tiện phòng hộ cá nhân thích hợp. Vì vậy trong chuyên mục bài viết hôm nay trung tâm huấn luyện an toàn Việt Nam xin chia sẻ những thông tin liên quan tới hoạt động này một cách chi tiết nhất.
Nội dung bài viết
Khái niệm quan trắc môi trường lao động
Bởi vì trong môi trường làm việc luôn tồn tại nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tia sáng, sự bức xạ nhiệt, khói bụi, tiếng ồn, độ rung chuyển, hơi khí độc, hóa chất,… Vì vậy những tác nhân này luôn hiện diện trong khu vực lao động nếu bạn tiếp xúc thường xuyên với các nguy cơ vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hay mắc chứng bệnh nghề nghiệp về sau với mức độ nặng hay nhẹ tùy vào mức độ và thời gian tiếp xúc độc hại.
Kiểm tra quan trắc môi trường lao động là việc tổng hợp dữ liệu, phân tích chỉ tiêu đo lường các nhân tố tại vị trí làm việc của con người. Nhằm so sánh với mức yêu cầu để biết được kết quả và có biện pháp xử lý kịp thời. Điều này bắt buộc các đơn vị, doanh nghiệp nên thực hiện biện pháp quan trắc môi trường ở nơi làm việc có sử dụng người lao động dù ít hay nhiều để phòng chống bệnh nghề nghiệp ở mức tốt nhất.
Văn bản pháp luật về quan trắc môi trường lao động
Mỗi năm pháp luật Việt Nam đều ban hành thông tư, bộ Luật về hoạt động quan trắc môi trường lao động như là :
- Năm 2011 Bộ Y tế ban hành thông tư 19 về hướng dẫn kiểm tra vệ sinh, sức khỏe người làm việc và phòng ngừa bệnh nghề nghiệp.
- Luật An toàn năm 2015 điều thứ 18 quy định người sử dụng lao động phải tổ chức đo đạc quan trắc môi trường tại nơi làm việc và thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn cho nhân viên.
- Năm 2016 Thủ tướng chính phủ đưa ra nghị định 44 chi tiết về vệ sinh lao động, kiểm định an toàn, huấn luyện quan trắc môi trường.
Xem thêm : Quan trắc môi trường lao động
Tác dụng của công tác quan trắc môi trường làm việc
Quá trình kiểm tra và đánh giá môi trường làm việc chính xác, khách quan mọi điều kiện nhằm phát hiện được những yếu tố độc hại còn tồn đọng để đưa ra hình thức xử lý kịp thời. Kiểm tra quan trắc môi trường định kỳ hỗ trợ các tổ chức sản xuất, kinh doanh doanh xây dựng một nơi làm việc lành mạnh, an toàn, sạch sẽ hơn.
Dựa vào những báo cáo và phân tích mà đơn vị đưa ra hướng giải quyết thích hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đảm lợi ích cho người lao động. Khi phát hiện khu vực làm việc nào có nhiều yếu tố độc hại thì trực tiếp đến xem xét và tìm cách cải thiện.
Phương thức quan trắc môi trường làm việc giúp kiểm soát mức độ ô nhiễm và độc hại xung quanh khu vực sản xuất.
Những môi trường nên thực hiện quan trắc định kỳ hàng năm
Thời gian thực hiện quan trắc môi trường lao động mỗi năm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ít nhất 1 lần . Đặc biệt là các bệnh viện mang tính đặc thù của ngành y tế mọi người làm việc tại đây thường xuyên tiếp xúc với loại virus cảm, bệnh HIV, lao, cúm H5N1,…
Khu vực sản xuất nhiều tiếng ồn, khói bụi, các chất độc hóa học, … rất cần thực hiện quan trắc môi trường lao động như xưởng cơ khí, sản xuất gỗ, chế biến giấy, nhà máy sợi, dây chuyền chế tạo xi măng; nhà máy nhiệt lượng, lò hơi, khu vực nhuộm vải, sản xuất sơn, nhà máy xi mạ, tạo hơi kim loại…
Chỉ tiêu đánh giá hoạt động quan trắc môi trường lao động
Đo đạc các yếu tố vật lý về khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ tia bức xạ, tia tử ngoại, tốc độ gió, chiếu sáng, ồn phân tích dải tần số, cá nhân; rung toàn thân hay cục bộ, tần số điện từ trường, tia phóng xạ, tia X quang….
Đánh giá yếu tố bụi lấy mẫu toàn khu vực, cá nhân, mẫu TWA, ở một thời điểm để xác định nồng độ bụi toàn phần hay hô hấp bằng phương pháp cân trọng lượng. Đồng thời lấy mẫu xác định nồng độ bụi bông, nồng độ amiăng, xác định nồng độ bụi than, bụi lơ lửng…
Xác định yếu tố hóa học bằng cách trắc quang hay cách thức sensor điện hóa lấy mẫu xác định nồng độ các hơi khí CO, CO2, SO2, O2, O3, khí clo, H2S, NH3… Áp dụng phương pháp trắc quang khi đo nồng độ axit, bazơ; lấy nồng độ hơi kim loại bằng phương pháp sắc ký khối phổ khí, hơi khí độc trong ống khói bằng phương pháp khác như đẳng động học. Đánh giá mức độ tiếp xúc với dung môi, tác nhân gây dị ứng mẫn cảm.
Đánh giá tâm sinh lí của người làm việc được đánh giá mức độ lao động thể lực; căng thẳng thần kinh, stress…
Xem thêm : Khóa học cấp chứng chỉ an toàn vệ sinh lao động tại Tp.HCM
Liên hệ với chúng tôi :
VPĐD: 63/21c Đường số 9, P. Trường Thọ, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
ĐT: 0907 468 569
Email: [email protected]
Website: https://huanluyenantoan.org
Nhận xét bài viết!