Việc đảm bảo một môi trường lao động hiệu quả, an toàn cho người lao động không chỉ là điều quan tâm của các công ty, doanh nghiệp mà nhà nước cũng đưa ra những quy định cụ thể thông qua các điều luật về quan trắc môi trường lao động. Nếu như bạn còn chưa nắm rõ các quy định thì hãy cùng Huấn luyện an toàn tìm hiểu quan trắc môi trường lao động theo nghị định 44/2016/NĐ-CP trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Quan trắc là gì?
Quan trắc môi trường lao động hay còn gọi với một cách gọi khác mà chúng ta thường nghe là đo kiểm môi trường lao động là một hoạt động nhằm mục đích kiểm tra mức độ an toàn của môi trường làm việc. Trong đó, người tiến hành quan trắc sẽ thực hiện các hoạt động đo lường, thu thập các số liệu, các yếu tố liên quan đến môi trường tại nơi làm việc của các công ty, doanh nghiệp, công xưởng và sau đó phân tích, đánh giá xem mức độ các yếu tố có đạt yêu cầu như trong quy định hay không. Từ đó, giúp cho doanh nghiệp đề ra được các giải pháp tối ưu nhất nhằm giảm thiểu những rủi ro, tác hại của môi trường làm việc đến sức khoẻ của người lao động, cụ thể là những tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.
Theo quy định của pháp luật nước ta, tất cả các cơ sở kinh doanh sản xuất đều phải tiến hành quan trắc môi trường lao động định kỳ để đảm bảo hồ sơ pháp lý trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình đủ điều kiện.
>>Xem thêm: Bạn biết gì về quan trắc môi trường lao động
Mục đích của quan trắc môi trường lao động
Như chúng ta vừa đề cập ở trên, quan trắc môi trường lao động sẽ giúp doanh nghiệp chỉ ra được yếu tố nào về môi trường làm việc của mình đã và chưa đạt yêu cầu, từ đó đưa ra những giải pháp tốt hơn để đảm bảo môi trường doanh nghiệp an toàn nhất. Bởi người lao động chính là lực lượng chính trong quá trình sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp, vì thể việc đảm bảo sức khỏe cho người lao động là một điều quan trọng mà mỗi một doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm.
Đặc biệt đối với những lĩnh vực đặc thù khi mà người lao động thường xuyên phải làm những công việc nặng nhọc hay tiếp xúc với các hoá chất độc hại, có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ không chỉ trong thời điểm hiện tại mà còn để lại hậu quả sau này thì việc quan trắc môi trường lao động rất quan trọng. Đây cũng là cơ sở giúp doanh nghiệp các định được các loại thiết bị, máy móc, phương tiện cần chuẩn bị.
Nội dung nghị định 44/2016/NĐ-CP về quan trắc môi trường lao động
Nguyên tắc tiến hành quan trắc môi trường lao động
Nội dung nghị định 44/2016/NĐ-CP đã chỉ ra rõ về những nguyên tắc mà doanh nghiệp cần tuân thủ trong quá trình thực hiện quan trắc môi trường lao động gồm có như sau:
- Thời gian thực hiện quan trắc là lúc cơ sở đang tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh như mình thường
- Yêu cầu lấy mẫu ở những vị trí có khả năng gây ảnh hưởng nhất đến người lao động.
- Đối với các phương pháp quan trắc môi trường cho ra kết quả nhanh và có dấu hiệu bất thường, thì đơn vị thực hiện quan trắc môi trường lao động phải tiến hành phân tích lại một cách kỹ càng hơn.
Căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc
Điều 36 Nghị định 44/2016/NĐ-CP đã quy định các căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc như sau
- Hồ sơ vệ sinh lao động của các công ty, doanh nghiệp, dựa vào số lượng công nhân viên và dây chuyền sản xuất, đặc biệt đối với những bộ phận có yếu tố độc hại như tiếp xúc nhiều với các chất hóa học cần xác định rõ số lượng các yếu tố đó và tiến hành lấy mẫu theo đúng quy trình.
- Số lượng nhân viên lao động đang phụ trách các công việc nặng học, hay công việc độc hại và nguy hiểm tại cơ sở sản xuất của các công ty, doanh nghiệp.
- Các yếu tố khác được quy định trong Hồ sơ vệ sinh lao động như vi sinh vật, dị ứng, ung thư, dị nguyên,…
Các yếu tố cần quan trắc
Theo Điều 35 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, pháp luật đã nêu rõ những yếu tố cần quan trắc dựa vào hồ sơ vệ sinh lao động, doanh nghiệp cần dựa vào tình hình thực tế cũng như đặc điểm của đơn vị mình mà tiến hành quan trắc dựa trên các yếu tố sau:
- Yếu tố vi khí hậu: Nhiệt độ, yếu tố độ ẩm, bức xạ,…
- Yếu tố vật lý: Liên quan đến điện từ trường, các bức xạ ion hoá, các tia tử ngoại, ánh sáng, tiếng ồn,…
- Yếu tố hoá học: Liên quan đến khí độc, các chất độc hại,…
- Yếu tố tâm sinh lý: Các yếu tố về thể lực và tâm sinh lý của người lao động và các điều kiện liên quan như tổ chức lao động, văn hoá, xã hội.
- Yếu tố không khí: Các loại bụi trong không khí môi trường làm việc
- Yếu tố vi sinh: Các loại vi khuẩn, vi sinh vật trong môi trường làm việc
- Các yếu tố liên quan đến người lao động: Thời gian làm việc, chế độ nghỉ ngơi, tác phong làm việc, văn hoá công ty…
- Các yếu tố tâm lý: Căng thẳng mệt mỏi, áp lực, gánh nặng thể lực,…
Đơn vị cần thực hiện quan trắc môi trường lao động
Theo quy định, tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh, từ các doanh nghiệp sản xuất cho đến các bệnh viện hay bất kỳ lĩnh vực nào mà có sử dụng lao động thì đều phải tiến hành thực hiện quan trắc môi trường lao động. Đây là điều kiện tiên quyết để các cơ sở được phép hoạt động và sử dụng lao động, đồng thời việc thực hiện quan trắc môi trường lao động cũng góp ích không nhỏ cho sự phát triển hơn của các doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: Dịch vụ quan trắc môi trường lao động
Trên đây là những thông tin về quan trắc môi trường lao động theo nghị định 44/2016/NĐ-CP mà Huấn luyện an toàn muốn giới thiệu đến bạn, hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp ích cho quý độc giả. Nếu như bạn còn vấn đề gì chưa rõ thì hãy để chúng tôi giải đáp nhé!
Nhận xét bài viết!