Tác hại của bụi bẩn trong không khí đối với sức khỏe của con người từ lâu đã là vấn đề khiến mọi người quan tâm. Bụi nằm trong không khí và có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, nhất là nơi có đông đúc dân cư. Ở các môi trường nhà máy, sản xuất công nghiệp thì lượng bụi được tạo ra trong quá trình sản xuất là rất nhiều, đòi hỏi các cơ sở sản xuất cần có các biện pháp giảm thiểu vấn đề này nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Chính vì vậy, phải cần đến Kỹ thuật đo và đánh giá bụi toàn phần và bụi hô hấp trong môi trường lao động. Nếu bạn chưa biết về kỹ thuật này thì hãy cùng huấn luyện an toàn tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
Khái niệm về bụi
Bụi chính là những loại hạt vật chất lơ lửng trong không khí. Và sẽ được phân loại từng nhóm dựa vào kích thước của chúng
- Nhóm bụi toàn phần là những loại bụi có kích thước đường kính khí động học bằng hoặc nhỏ hơn 100um
- Nhóm bụi lắng:đây là nhóm bụi hay bị đọng xuống các bề mặt như bàn ghế hay nhà xưởng và thường có diện tích rất nhỏ
- Nhóm bụi hô hấp: Đây là nhóm có kích thước cũng khá nhỏ, thường sẽ có đường kính khí động học rơi vào khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 5um
Bụi thường được phát sinh từ trong tự nhiên và do con người tạo ra trong quá trình sản xuất công nghiệp
- Trong tự nhiên thì sẽ được sinh ra bởi các yếu tố như núi lửa, cháy rừng, và các thiên tai như bão bụi hay lốc xoáy
- Còn đối với hoạt động của con người thì tất nhiên sẽ là từ nền sản xuất các ngành công nghiệp sản xuất, ngành công nghiệp chế tạo,…sẽ là các tác nhân chính gây nên khói bụi và ô nhiễm môi trường.
Xem thêm: 5 quy tắc làm việc căn bản với an toàn lao động
Những hệ quả mà bụi gây nên với sức khỏe con người
Tùy những loại bụi trong quá trình sản xuất chế tạo thường sẽ có kích thước nhỏ hơn nhiều. Khiến chúng có thể dễ dàng lọt qua các bước bảo vệ của đường hô hấp và tiến sâu hơn vào bên trong cơ thể.Thường thì chúng sẽ bị mắc kẹt duy nhất tại phổi và phế quản. Tuy nhiên, hệ thống lọc và bài trừ ở phổi cần có thời gian, nếu hít vào một lượng bụi quá nhiều trong một thời gian dài,sẽ gây tích tụ bụi trong phổi. Gây suy yếu chức năng của cơ quan này và gây nên các bệnh như: bệnh bụi phổi silic, bụi phổi bông, bệnh bụi phổi than, bệnh viêm phế quản mãn tính, hay hen suyễn,…
Các dụng cụ dùng để đo nồng độ bụi trong môi trường lao động
Chính vì những tác hại của bụi là không hề nhỏ, nên việc đo đạc đánh giá nồng độ bụi định kỳ chính là phương pháp rất tối ưu để công ty có thể đưa ra những phương pháp khắc phục kịp thời.Các dụng cụ để đo bụi trong môi trường lao động bao gồm:
- Thiết bị đo điện tử có số: có dải đo tối thiểu từ 0.01 đến 25mg/ mét khối, độ nhạy của thiết bị sẽ có chỉ số tối thiểu là 0.01mg/ mét khối.
- Thiết bị bơm hút để xác định nồng độ bụi hô hấp: yêu cầu thiết bị cần phải có thể điều chỉnh được tối thiểu 0.5-5l/ phút. Lưu lượng hút phải ổn định và sai số không được quá 5% trong thời gian lấy mẫu.Phải được bảo hành ít nhất 1 năm 1 lần.
Chuẩn bị trước khi tiến hành đi đo ở thực tế
- Check thật kĩ pin của các loại máy cần dùng, và chuẩn bị sẵn thêm pin dự phòng.
- Check lại hoạt động của máy
- Hiệu chỉnh lại các thiết bị đo theo hướng dẫn của nhà phát hành.
Tiến hành đo
Tiến hành đo bụi toàn phần
Các bước tiến đo nhóm bụi toàn phần sẽ bao gồm như sau:
- Xác định nơi, vị trí đo
- Lắp pin vào máy đo, bật máy lên và kiểm tra lại thêm một lần nữa tình trạng hoạt động của máy
- Đặt thiết bị cao ngang với tầm hô hấp của người lao động, bình thường sẽ có độ cao vào tầm từ 1,5 cho tới 1,8 mét so với mặt sàn, và đặt sao cho vuông góc với nguồn phát sinh của bụi. Có thể cầm tay hoặc mang theo giá đỡ để đặt xuống đo
- Trong thời gian đo phải bật máy liên tục
- Sau khi kết thúc thời gian đo thì số liệu sẽ được hiện trên màn hình
Tiến hành đo bụi toàn phần
Các bước đo bụi hô hấp:
- Xác định nơi, vị trí đo
- Lắp pin vào máy đo, bật máy lên và kiểm tra lại thêm một lần nữa tình trạng hoạt động của máy
- Tắt máy sau đó lắp thêm các đầu lọc bụi để loại bỏ bụi lớn
- Kết nối đầu không khí ra với bơm hút
- Đặt thiết bị cao ngang với tầm hô hấp của người lao động, bình thường sẽ có độ cao vào tầm từ 1,5 cho tới 1,8 mét so với mặt sàn, và đặt sao cho vuông góc với nguồn phát sinh của bụi. Có thể cầm tay hoặc mang theo giá đỡ để đặt xuống đo
- Trong thời gian đo phải bật máy liên tục
- Sau khi kết thúc thời gian đo thì số liệu sẽ được hiện trên màn hình
Kết quả đánh giá :
Nồng độ của bụi chính là giá trị trung bình của lần đo hiện trên màn hình. Một số máy thì sẽ tính theo phương pháp số lần đo x số hiệu chỉnh của máy. Từ đó có thể đánh giá được lượng bụi cao hay thấp
Xem thêm: Dịch vụ – Quan trắc môi trường lao động cho cơ sở sản xuất
Hy vọng với bài viết này Huấn luyện an toàn đã giúp bạn có thêm thông tin về kỹ thuật đo bụi bụi toàn phần và bụi hô hấp trong môi trường lao động
Nhận xét bài viết!