Quan trắc môi trường lao động cho cơ sở sản xuất

Quan trắc môi kamagra 100mg oral jelly trường lao động cho cơ sở sản xuất là hoạt động thu thập, đánh giá số liệu đo lường các yêu tố môi trường lao động tại nơi làm việc để có các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác hại đối với sức khỏe, và bệnh nghề nghiệp.
Quan trắc môi trường lao động cho cơ sở sản xuất
Quan trắc môi trường lao động tại nhà máy sản xuất 
Quan trắc môi trường lao động là việc làm bắt buộc đối với các đơn vị trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh có sử dụng tới người lao động, với mọi quy mô lao động.
Có sản xuất, kinh doanh làm việc đều phải định kỳ quan trắc môi trường lao động, lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý về vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp

Mục đích của đo kiểm quan trắc môi trường lao động

Người sử dụng lao động phải tổ chức đo kiểm quan trắc môi trường lao động. Từ đó đề ra các biên pháp, kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, người lao động. Thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yêu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng
Khắc phục, kiểm soát các yêu tố có hại phát sinh tại nơi làm việc nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Đồng thời trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cần thiết để bảo vệ người làm việc khỏi yếu tố có hại trong môi trường làm việc.

Văn bản pháp luật quy định quan trắc môi trường

– Thông tư 19/2011 của Bộ Y Tế về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp
– Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y Tế về “Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động”
– Điều 18 Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 quy định người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát các yêu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc cho người lao động.
– Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động quan trắc môi trường lao động

Những đối tượng cần phải thực hiện quan trắc môi trường lao động

Bệnh viện: vì đặc thù của ngành y tế nên người lao động thường xuyên tiếp xúc với các mối nguy cơ tiềm ẩn như HIV/AIDS, lao, H5N1,…..
Nhà máy sản xuất: đối với nhà máy người lao động thường xuyên nghe tiếng ồn, tiếp xúc với bụi, các chất hóa học, … Một số ví dụ về nhà máy sản xuất cần quan trắc môi trường lao động như: nhà máy cơ khí, sản xuất gỗ, sản xuất giấy, sợi, xi măng; nhà máy tạo sử dụng nhiệt, lò đốt, lò hơi với nhiệt độ lớn; nhà máy nhuộm vải từ các khu công nghiệp, hay sơn, tẩy và in ấn; nhà máy xi mạ, tẩy rỉ tạo hơi kim loại.
Quan trắc môi trường lao động cho cơ sở sản xuất
Hình ảnh: Quan trắc môi trường lao động tại xưởng sản xuất

Không quan trắc môi trường lao động sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 26 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.Các yếu tố có hại cần quan trắc môi trường lao động

Điều 35 Nghị định 44/2016/NĐ-CP đã nêu đầy đủ về nguyên tắc thực hiện đo kiểm quan trắc môi trường lao động là Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại đã được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.
Đối với ngành nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm và ngành nghề đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm đã được quy định trong các văn bản của Bộ lao động thương binh xã hội, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my (Ergonomics) quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định này.
Mẫu Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động được quy định tại Phụ lục I – Nghị định 39/2016/NĐ-CP., trong hồ sơ này mình sẽ xác định các vị trí cần quan trắc, số lượng mẫu và các loại mẫu cần quan trắc.
Quy định trong phụ lục 1, Nghị định 39/2016/NĐ-CP và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Các yếu tố quan trắc môi trường lao động thông thường: vi khí hậu, tiếng ồn và rung động, bức xạ và phóng xạ, chiếu sáng không hợp lý, bụi mịn, các hoá chất độc, các yếu tố vi sinh vật có hại và nhóm yếu tố Tâm sinh lý lao động và Ergonomics. Nhưng tựu trung lại được phân thành các nhóm sau:
  • Nhóm yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động: Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bức xạ nhiệt.
  • Nhóm yếu tố vật lý trong môi trường lao động: Ánh sáng, tiếng ồn, độ rung chuyển, điện từ trường tần số công nghiệp, điện từ trường tần số cao, bức xạ ion hóa (Tia X, tia phóng xạ…), bức xạ không ion hóa (Tia UV tử ngoại…)
  • Nhóm yếu tố bụi trong môi trường lao động: Bụi toàn phần, bụi hô hấp, bụi mịn…
  • Nhóm yếu tố hóa học, hơi khí độc trong môi trường lao động, hóa chất độc hại.
  • Nhóm yếu tố vi sinh trong môi trường lao động.
  • Nhóm yếu tố tâm sinh lý lao động và Ergonomics, các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa
  • Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương pháp hoạt động, thao tác làm việc, chế độ lao động và nghỉ ngơi, chế độ ca làm việc, thời gian lao động,…
  • Yếu tố tâm – sinh lý: gánh nặng lao động thể lực, căng thẳng thần kinh tâm lý, căng thẳng thần kinh – giác quan, tư thế lao động, ecgonomy.
Quan trắc môi trường lao động cho cơ sở sản xuất
Quan trắc môi trường lao động tại xưởng sản xuất

Thời gian quan trắc môi trường lao động định kỳ

Quan trắc môi trường lao động: cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện quan trắc đình kì ít nhất 1 lần/ năm.

Nhận xét bài viết!

0907 468 569