Quan trắc môi trường lao động tại Tiền Giang và những điều bạn nên biết

Môi trường từ trước đến nay vẫn luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong cuộc sống con người. Không chỉ là không gian bao quanh chúng ta, môi trường – cụ thể là môi trường lao động còn là tổng hòa những tác nhân trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe vật chất và tinh thần của chúng ta. Để đánh giá những tác nhân này, quan trắc môi trường là quá trình không thể bỏ qua. Hiểu được tâm quan trọng của số liệu này, ngày hôm nay, hãy cùng Công ty TNHH Huấn luyện kỹ thuật An Toàn Việt Nam tìm hiểu ngay về quan trắc môi trường lao động tạo Tiền Giang nhé!

Quan trắc môi trường là gì?

Ngày nay, đi cùng với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng thì các bước phát triển theo chiều sâu cũng ngày càng được nhấn mạnh. Nhằm quản lý mức độ tác động của các hoạt động kinh tế đến với môi trường, các tiêu chí quan trắc môi trường đã ra đời.

Quan trắc môi trường là gì?
Quan trắc môi trường là gì?

Về định nghĩa, tại khoản 25 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định: 

“Quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường.”

Xem thêm: Quan trắc môi trường lao động

Một số quy định về quan trắc môi trường

Tại Điều 106 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định chung về quan trắc môi trường như sau:

  • Quan trắc môi trường bao gồm quan trắc chất thải và quan trắc môi trường, được thực hiện thông qua quan trắc tự động, liên tục, quan trắc định kỳ, quan trắc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải ra môi trường phải thực hiện quan trắc theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường 2020, bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia quan trắc môi trường và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân quan trắc môi trường và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin.
  • Hoạt động quan trắc môi trường phải đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng, cung cấp kết quả quan trắc chính xác, tin cậy.
  • Phương tiện, thiết bị quan trắc môi trường phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.
Một số quy định về quan trắc môi trường
Một số quy định về quan trắc môi trường

Các bước thực hiện quan trắc môi trường tại Tiền Giang

Để thực hiện quan trắc môi trường, những đơn vị phụ trách sẽ tiến hành lấy mẫu liên quan để phân tích để cho ra kết quả đánh giá cuối cùng. Các hạng mục quan trắc môi trường tại Tiền Giang nói riêng và trên cả nước ta nói chung trải qua những phần như dưới đây.

Xem thêm: Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại tại nơi làm việc

Các yếu tố Vật lý

  • Đo đạc, đánh giá vi khí hậu (Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt).
  • Đo đạc, đánh giá chiếu sáng.
  • Đo đạc, đánh giá bức xạ tử ngoại.
  • Đo đạc, đánh giá ồn chung, ồn tương đương, ồn phân tích dải tần số, ồn cá nhân.
  • Đo đạc, đánh giá rung toàn thân, rung cục bộ.
  • Đo đạc, đánh giá điện từ trường tần số công nghiệp, tần số cao.
  • Đo đạc, đánh giá phóng xạ, tia X.
Các bước thực hiện quan trắc môi trường tại Tiền Giang
Các bước thực hiện quan trắc môi trường tại Tiền Giang

Các yếu tố Bụi

  • Lấy mẫu khu vực, mẫu cá nhân, mẫu cả ca (TWA), mẫu thời điểm (STEL).
  • Lấy mẫu, xác định nồng độ bụi toàn phần, bụi hô hấp bằng phương pháp cân trọng lượng.
  • Lấy mẫu, xác định nồng độ bụi bông
  • Lấy mẫu, xác định nồng độ amiăng, phân loại amiăng, xác định hàm lượng amiăng (%) trong vật liệu.
  • Lấy mẫu, xác định nồng độ bụi than.
  • Lấy mẫu, xác định bụi lơ lửng (TSP), PM10, PM 2.5
  • Phân tích silic trong bụi lắng, bụi hô hấp.
  • Phân loại giải kích thước bụi.
  • Đo đạc, đánh giá phòng sạch (phòng sạch y tế, phòng sạch công nghiệp).
  • Lấy mẫu, xác định bụi ống khói bằng phương pháp đẳng động học (Isokinetic).

Các yếu tố Hóa học

  • Lấy mẫu cả ca (TWA), mẫu thời điểm (STEL).
  • Lấy mẫu, xác định nồng độ các hơi khí CO, SO2, NOx, CO2, O2, O3, H2S, Cl, NH3…bằng phương pháp trắc quang và phương pháp sensor điện hóa.
  • Lấy mẫu, xác định nồng độ hơi axit, bazơ (HCL, H2SO4, H3PO4, KOH, NaOH…) bằng phương pháp trắc quang.
  • Lấy mẫu, xác định nồng độ hơi kim loại (Pb, Cu, Mn, As, Ni…) bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) hoặc phương pháp phổ khối nguyên tử (ICP-MS)
  • Lấy mẫu, xác định nồng độ các hợp chất hữu cơ (Benzen, Toluen, Xylen, Xăng…) bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ (GC-MS).
  • Lấy mẫu, xác định hơi khí độc trong ống khói bằng phương pháp đẳng động học (Isokinetic).
  • Đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp với dung môi, yếu tố gây dị ứng mẫn cảm, vi sinh.
  • Thực hiện tư vấn xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động, lập hồ sơ vệ sinh lao động, đánh giá yếu tố nguy cơ, tư vấn trang bị phương tiện bảo hộ lao động.

Yếu tố Tâm sinh lý lao động và Ecgônômi

Đánh giá gánh nặng lao động thể lực

Đánh giá gánh nặng lao động thể lực
Đánh giá gánh nặng lao động thể lực
  • Đánh giá biến đổi hệ tim mạch khi làm việc: đo  tần số nhịp tim trong lao động liên tục bằng Holter điện tim .
  • Đo tiêu hao năng lượng.
  • Đo lực cơ…
  • Đánh giá căng thẳng thần kinh tâm lý:
  • Đo thời gian phản xạ thính – thị vận động.
  • Đánh giá dung lượng nhớ.
  • Đánh giá khả năng tập trung chú ý.
  • Đánh giá tính đơn điệu của lao động…

Đánh giá Ecgônômi

  • Đánh giá tư thế lao động, gánh nặng cơ  toàn thân, gánh nặng cơ tĩnh.
  • Đánh giá ecgônômi vị trí lao động.
  • Đánh giá chế độ lao động và nghỉ ngơi…

Vậy là bài viết về quan trắc môi trường lao động tại Tiền Giang ngày hôm nay đến đây là kết thúc. Đừng quen tiếp tục theo dõi huanluyenantoan.org để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích.

Nhận xét bài viết!

0907 468 569