Để có thể vận hành hợp pháp, ổn định, các doanh nghiệp cần chuẩn bị và thực hiện các thu tục pháp lý, hay còn gọi là các hồ sơ môi trường cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Với những doanh nghiệp mới bắt đầu, đây chắc hẳn là công đoạn khá khó khăn và có nhiều khúc mắc. Vậy hôm nay, hãy để Huấn luyện an toàn giúp bạn tư vấn, thực hiện thủ tục pháp lý môi trường, để doanh nghiệp hiểu hơn về các việc cần làm!
Nội dung bài viết
Hồ sơ môi trường là gì?
Hồ sơ môi trường là các quy trình pháp lý liên quan đến các mối quan tâm về môi trường của công ty, được tiến hành theo quy định của pháp luật. Việc làm này nhằm giúp các cơ quan chức năng có thể kiểm soát, giám sát và quản lý các doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ bảo vệ môi trường cũng như giúp các công ty có thể tiến hành các hoạt động của mình mà không không gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý.
Cơ sở thành lập hồ sơ môi trường căn cứ theo các luật, nghị định được ban hành:
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 (1/1/2022).
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước (27/11/2013).
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường (13/5/2019).
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về Quản lý chất thải nguy hại (30/6/2015).
- Thông tư 25/2019/TT-BTNMT về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và Quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (31/12/2019).
Xem thêm: Tìm hiểu Quan trắc môi trường là gì?
Thực hiện hồ sơ môi trường
Tùy vào quy mô doanh nghiệp và loại hình hoạt động, các doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ hoàn thành bộ hồ sơ môi trường tương ứng. Đầy đủ những thủ tục pháp lý môi trường mà doanh nghiệp cần thực hiện bao gồm:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án (ĐTM)
- Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án
- Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án
- Hồ sơ Hoàn thành Đề án chi tiết
- Kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án (KBM)
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
- Giấy phép xả thải
- Báo cáo tình hình xả thải
- Giấy phép khai thác nước ngầm
- Báo cáo tình hình sử dụng nước dưới đất
- Giấy phép khai thác nước mặt
- Báo cáo tình hình sử dụng nước mặt
- Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại
- Báo cáo chất thải nguy hại (đã được đưa vào báo cáo bảo vệ môi trường)
- Giấy phép nhập khẩu phế liệu
- Lập phương án bảo vệ môi trường
Dưới đây là thông tin chi tiết của một số thủ tục quan trọng.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án cấp Bộ, cấp Tỉnh
Báo cáo đánh giá tác động môi trường hay còn được gọi ngắn gọn là ĐTM là quá trình và kết quả phân tích, dự báo ảnh hưởng của hoạt động doanh nghiệp đến môi trường. Từ đó, doanh nghiệp và các cấp thanh tra có biện pháp bảo vệ môi trường trong thời gian thực hiện dự án.
Theo quy định tại mục phụ lục II, nghị định 18/2015/NĐ-CP về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, đối tượng cần thực hiện ĐTM là tất cả các dự án từ xây dựng, sản xuất, giao thông, khai thác…
Xem thêm: Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án
Theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường, kế hoạch vận hành thử nghiệm nêu trên là quá trình doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu liên quan đến giữ gìn và bảo vệ môi trường của công trình, xử lý chất thải trong các dự án, cơ sở thương mại, sản xuất .. .
Báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường của dự án
Báo cáo hoàn thành công trình là thủ tục hồ sơ môi trường bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sản xuất… Đây được coi là cơ sở để chứng minh dự án cam kết thực hiện bảo vệ môi trường và hoạt động của dự án không có tác động tiêu cực đến môi trường.
Kế hoạch bảo vệ môi trường
Từ khi Luật môi trường 2014 có hiệu lực, kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án (KBM) được áp dụng thay thế cho cam kết bảo vệ môi trường. Đối tượng thực hiện đề mục này được quy định tại phụ lục 5.1 thông tư 27/2015/BTNMT, dự án không có trong phụ lục IV của Nghị định 18/2015/NĐ-CP và các cơ sở chưa đi vào hoạt động.
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Đây là báo cáo thường niên mà doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện và gửi về các cấp quản lý tại cơ sở nhằm nắm bắt tổng quan công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Báo cáo này thường sẽ tích hợp cùng các báo cáo định kỳ như Báo cáo giám sát chất lượng môi trường; Báo cáo quản lý chất thải nguy hại; Báo cáo quản lý chất thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường…
Là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ huấn luyện an toàn lao động và quan trắc môi trường, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu nhất cùng sự tư vấn của đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Để được tư vấn chi tiết thêm về các thủ tục pháp lý cần thực hiện, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Công ty TNHH Huấn luyện Kỹ thuật An Toàn Việt Nam ngay tại đây và đừng quên tiếp tục theo dõi huanluyenantoan.org để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích trong tương lai.
Nhận xét bài viết!